Kinh tế Quảng Ninh

Nhà máy xi măng Cẩm Phả

Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế. Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2017 và 2018, Quảng Ninh là tỉnh liên tục 2 lần có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 1 ở Việt Nam.

Năm 2018, tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 11,1%; thu nhập bình quân đầu người đạt 5110 USD (gấp hơn gần 2 lần bình quân chung cả nước); tiếp tục đứng trong nhóm 7 địa phương dẫn đầu cả nước về thu ngân sách với tổng thu ước đạt trên 40.500 tỷ đồng trong đó thu nội địa đạt 30.500 tỷ đồng đứng thứ 4 toàn quốc; thực hiện tiết kiệm triệt để nguồn chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển với tỷ trọng trên 64% tổng chi ngân sách; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 67.600 tỷ đồng.[36] Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng biển, cửa khẩu và du lịch đều ở mức cao[37].

Công nghiệp khai khoáng

Là trung tâm lớn nhất Việt Nam về tài nguyên than đá, công nghiệp điện, cơ khí, xi măng, vật liệu xây dựng, Quảng Ninh có số lượng công nhân mỏ đông nhất cả nước, là thị trường đầy tiềm năng cho các nhà cung cấp, phân phối hàng hóa.  

Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 95%, đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh. Quảng Ninh còn là trung tâm nhiệt điện của cả nước với sản lượng nhiệt điện chiếm 15% và xi măng chiếm 14% của cả nước.

Các khu công nghiệp

Danh sách các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
STTTênDiện tíchĐịa chỉWebsite
1Khu công nghiệp Cái Lân245 haQL18A, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long
2Khu công nghiệp Việt Hưng150 ha (giai đoạn 1)Phường Việt Hưng, TP. Hạ Long
3Khu công nghiệp phụ trợ ngành than400 haPhường Mông Dương, TP. Cẩm Phả
4Khu công nghiệp Hải Yên182,42 haPhường Hải Yên, TP. Móng Cái
5Khu công nghiệp Phương NamPhường Phương Nam, TP. Uông Bí
6Khu công nghiệp Đông Triều150 haXã Hồng Thái Đông, TX. Đông Triều

Thương mại

Quảng Ninh là địa bàn có tiềm năng lớn để phát triển hoạt động thương mại dịch vụ, nhất là thương mại qua biên giới và thương mại qua đường biển. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, ngành dịch vụ thương mại ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ thương mại đã đạt trung bình trên 13%/năm. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh. Chỉ tính riêng năm 2017, giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ đã đạt 27.610 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2016. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt trên 72.691 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.[38]

Những năm gần đây, Quảng Ninh đang nỗ lực tạo bước phát triển đột phá để trở thành tỉnh đi đầu trong cả nước về đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”. Hàng loạt các dự án trọng điểm, các giải pháp sáng tạo trong điều hành đã và đang được triển khai tạo động lực quan trọng giúp Quảng Ninh bứt phá trong phát triển toàn diện và hình thành ngành dịch vụ chuyên nghiệp, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế. Theo đó, thương mại nội địa đã có bước phát triển mạnh về chất và được mở rộng ở cả ba khu vực: Thành thị, nông thôn, miền núi. Hệ thống các chợ loại I, loại II, một số trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng phát triển mạnh.

Theo thống kê của Sở Công Thương, đến nay toàn tỉnh có 133 chợ (trong đó: 22 chợ hạng 1, 23 chợ hạng 2 và 88 chợ hạng 3). Cơ bản các chợ hạng 1 đã được đầu tư xây dựng kiên cố, chợ hạng 2 có 20 chợ đã được đầu tư xây dựng kiên cố, chợ hạng 3 có 40 chợ đã được đầu tư xây dựng kiên cố. Tổng số điểm kinh doanh tại các chợ là 26.240 điểm, trong đó điểm kinh doanh của người Trung Quốc tại các chợ biên giới, chợ cửa khẩu là 1.043 điểm. Hoạt động kinh doanh của các chợ tương đối ổn định, hàng hóa đa dạng, phong phú. Công tác tuyên truyền cho các hộ kinh doanh được chú trọng nên thái độ phục vụ của các hộ kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực.

Bên cạnh việc đầu tư nâng cấp các chợ truyền thống thì hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh đã được tăng cường. Để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này, tỉnh đã tạo điều kiện tối đa về mặt bằng, về thủ tục hành chính và luôn đồng hành cùng nhà đầu tư trong suốt quá trình triển khai dự án. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 27 siêu thị (6 siêu thị hạng I, 4 siêu thị hạng II, 17 siêu thị hạng III; 16 siêu thị chuyên doanh và 11 siêu thị tổng hợp) và 5 trung tâm thương mại đang hoạt động.

Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh đã hình thành hệ thống hơn 30 trung tâm, cửa hàng, điểm giới thiệu sản phẩm OCOP và hầu hết sản phẩn OCOP của tỉnh đã được trưng bày, giới thiệu tại các địa điểm này. Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh không những được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến mà còn được du khách nước ngoài quan tâm, biết đến, như: Đồ gốm sứ Quang Vinh, ngọc trai Hạ Long, ghẹ lột Móng Cái…[39]

Danh sách các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
STTTênĐịa chỉ
1Trung tâm thương mại Hạ Long Marine PlazaĐại lộ Hạ Long Marine, P. Hùng Thắng, Tp. Hạ Long
2Trung tâm thương mại Vincom Plaza Hạ LongTrần Quốc Nghiễn, P. Bạch Đằng, Tp. Hạ Long
3Trung tâm thương mại Big C Hạ Long600 Nguyễn Văn Cừ, P. Hồng Hải, Tp. Hạ Long
4Siêu thị MM Mega Market Hạ LongVũ Văn Hiếu, P. Hà Tu, Tp. Hạ Long
5Trung tâm thương mại Vinh Cơ Plaza36 Hoàng Quốc Việt, P. Trần Phú, Tp. Móng Cái
6Trung tâm thương mại Việt - TrungTrần Phú, Tp. Móng Cái
7Trung tâm thương mại Vincom Plaza Móng CáiTp. Móng Cái
8Trung tâm thương mại - Quảng trường thời đại Hồng Nguyên (đang xây dựng)Tp. Móng Cái
9Trung tâm thương mại Vincom+ Uông BíKhu đô thị Yên Thanh, P. Yên Thanh, Tp. Uông Bí
10Trung tâm thương mại Vincom Plaza Cẩm PhảKhu đô thị Cẩm Bình, P. Cẩm Bình, Tp. Cẩm Phả
11Trung tâm thương mại Big C Go! Cẩm Phả (chưa xác định)P. Cẩm Thạch, Tp. Cẩm Phả
12Trung tâm Golden Mark Shophouse Cẩm PhảKhu đô thị Cẩm Bình, P. Cẩm Bình, Tp. Cẩm Phả
13Siêu thị Bách hoá tổng hợpTrần Phú, P. Cẩm Tây, Tp. Cẩm Phả
14Siêu thị Lan Chi Mart Quảng Yên38-44 Bạch Đằng, P. Yên Giang, TX. Quảng Yên
15Siêu thị Hapro Mart Mạo KhêTổ 3, khu Vĩnh Xuân, P. Mạo Khê, TX. Đông Triều
16Siêu thị Lan Chi Mart Đông Triều9 Nguyễn Bình, P. Đông Triều, TX. Đông Triều
Danh sách các chợ trung tâm trên địa bàn Quảng Ninh
STTTênĐịa chỉ
1Chợ Hạ Long 1Vạn Xuân, P. Bạch Đằng, TP. Hạ Long
2Chợ Hạ Long 2Tô Hiến Thành, P. Yết Kiêu, TP. Hạ Long
3Chợ Hạ Long 3Tổ 3, khu 8, P. Hồng Hải, TP. Hạ Long
4Chợ Bãi CháyMạc Đĩnh Chi, P. Bãi Cháy, TP. Hạ Long
5Chợ Cái DămTiên Ông, P. Bãi Cháy, TP. Hạ Long
6Chợ đêm Hạ LongĐại lộ Hạ Long Marine, P. Hùng Thắng, TP. Hạ Long
7Chợ Cẩm ĐôngBà Triệu, P. Cẩm Đông, TP. Cẩm Phả
8Chợ Trung tâm Móng CáiTP. Móng Cái
9Chợ Trung tâm Uông BíQuang Trung, P. Quang Trung, TP. Uông Bí
10Chợ Mạo KhêHoàng Hoa Thám, P. Mạo Khê, TX. Đông Triều
11Chợ RừngTX. Quảng Yên
12Chợ Trung tâm Hải HàHuyện Hải Hà
13Chợ Địa ChấtĐường Tô Hiệu (cạnh đường Lê Thanh Nghị và đường Trần Phú), P. Cẩm Trung, TP. Cẩm Phả
Lịch sử phát triển
dân số
NămDân số
1995941.700
1996958.000
1997974.400
1998991.400
19991.007.200
20001.024.200
20011.039.300
20021.054.400
20031.068.400
20041.081.800
20051.096.100
20061.109.300
20071.122.500
20081.135.100
20091.146.100
20101.154.900
20111.163.700
20121.177.200
20191.320.324
Nguồn:[40]